Bạn đã từng tìm hiểu xuất khẩu lao động Đức chưa? Xuất khẩu lao động Đức có thật không? Những điều kiện gì để đi xuất khẩu lao động Đức? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn nội dung này.
Xuất khẩu lao động Đức
I. Xuất khẩu lao động Đức và các hình thức xuất khẩu lao động sang Đức
II. Điều kiện Xuất khẩu lao động Đức
III. Quy trình thực xuất khẩu lao động Đức
IV. Ngành nghề lĩnh vực xuất khẩu lao động Đức.
V. Quyền Lợi xuất khẩu lao động Đức
Cầu chuyện thành công: Bằng trung cấp + tiếng Đức A2
I. Xuất khẩu lao động là gì?
Hiện nay chưa có một định nghĩa rõ ràng thế nào là xuất khẩu lao động. Nhưng tại Việt Nam đã có luật người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người lao động đủ 18 tuổi trở lên đi làm việc ở nước ngoài là một hình thức xuất khẩu lao động. Như vậy bạn có thể tự kết luận xem xuất khẩu lao động Đức có thật hay không.
I. Các hình thức xuất khẩu lao động
1.1 Thông qua đơn vị sự nghiệp công lập: Đây là hình thức xuất khẩu lao động mà hợp đồng được ký với đơn vị sự nghiệp công lập.
1.2 Thông qua dịch vụ tư vấn việc làm: Đây là hình thức xuất khẩu lao động thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
1.3 Giao kết với doanh nghiệp nước ngoài: Đây là hình thức xuất khẩu lao động mà hợp đồng lao động được người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Để thông tin được rõ ràng hơn có thể xem chi tiết tại link (sử dụng thông tin nguồn của công ty luật Minh Khuê)
Hiện nay, phần lớn lao động Việt Nam làm việc tại Đức tham gia xuất khẩu lao động sang Đức theo hình thức giao kết với doanh nghiệp nước ngoài. Người lao động tham gia chương trình du học nghề, hoặc chuyển đổi văn bằng được đào tạo, hoặc nâng cao tay nghề tại Đức, sau khi tay nghề được công nhận sẽ thực hiện giao kết với các doanh nghiệp tại Đức, ngoài ra lao động có thể ký trực tiếp với chủ sử dụng lao động tại Đức sang làm việc ngay, ví dụ như tuyển dụng đầu bếp, tuyển dụng thợ đứng máy, thợ điện…
II. Điều kiện xuất khẩu lao động Đức.
Tùy ngành nghề, việc làm khác nhau thì mức độ, yêu cầu cũng sẽ khác nhau. Người lao động ký hợp đồng trực tiếp với người sử dụng lao động tại Đức thường là lao động đã qua đào tạo và có kinh nghiệm về việc làm.
– Trình độ tối thiểu hiện nay để ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng lao động là phải có bằng trung cấp nghề trở lên.
– Ngôn ngữ: một số công việc không yêu cầu ngôn ngữ ví dụ như: đầu bếp, phụ bếp. Phần lớn yêu cầu ngôn ngữ tối thiểu từ trình độ A2 trở lên như: thợ vận hành máy, thợ điện, thợ sửa chữa ô tô, nhân viên thú y… Tuy nhiên những ngành nghề liên quan tới con người yêu cầu đạt trình độ B2 như điều dưỡng, y sỹ, bác sỹ…
– Ngoài ra người lao động phải đạt yêu cầu:
+ Độ tuổi từ 18 đến 45.
+ Không mắc bệnh truyền nhiễm.
+ Không tiền án tiền sự.
Xem thêm việc làm tại Đức – bằng trung cấp + tiếng Đức trình độ A2
1. Thợ sửa chữa ô tô
2. Thợ điện
3. Thợ đứng máy, bảo trì máy
III. Quy trình xuất khẩu lao động Đức hiện nay chúng tôi đang tư vấn hồ sơ:
- Tìm hiểu thông tin và quy trình dịch vụ. Hãy lựa chọn ngành nghề mình mong muốn, tìm hiểu kỹ các yêu cầu, các quyền lợi được hưởng…
- Đăng ký dịch vụ tư vấn hồ sơ: Nhật Vinh ETS là đơn vị hỗ trợ tư vấn hồ sơ để bạn có thể ký hợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng lao động tại CHLB Đức.
- Nộp hồ sơ: Thông tin đầy đủ sẽ được gửi sang CHLB Đức cho bên sử dụng lao động.
- Phỏng vấn: Người sử dụng lao động tại Đức hoặc đại diện sẽ phỏng vấn người lao động (có thể có phiên dịch). Hình thức phỏng vấn trực tuyến.
- Ký hợp đồng trực tiếp với người sử dụng lao động: Bạn sẽ ký hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động, đồng thời bên sử dụng lao động sẽ thực hiện các bước thủ tục giấy tờ để bạn xin được thị thực làm việc
- Nộp hồ sơ cấp visa: Bạn nộp visa tại Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán
- Đặt vé máy bay và đến nơi làm việc
IV. Ngành nghề xuất khẩu lao động Đức hiện nay
- Lao động sang CHLB Đức học tập: các ngành nghề phổ biến như làm bánh, điều dưỡng, nhà hàng, khách sạn, cơ điện tử… yêu cầu các ứng viên cần có tiếng Đức trình độ B1 trở lên. Thời gian đào tạo khoảng 36 tháng
- Lao động diện đào tạo bổ sung: diện đào tạo nghề chuyển đổi văn bằng: y sỹ, bác sỹ, điều dưỡng… Yêu cầu trình độ B1 trở lên đào tạo khoảng từ 6 đến 12 tháng tùy văn bằng và nghành nghề thẩm định.
- Lao động ký hợp đồng trực tiếp: Đầu bếp (không yêu cầu tiếng và đào tạo nghề); thợ đứng máy, thợ điện, thợ sửa chữa ô tô, nhân viên thú y…. Yêu cầu tiếng Đức từ A2 trở lên, có bằng trung cấp nghề trở lên và kinh nghiệm việc làm trong lĩnh vực liên quan.
V. Quyền lợi được hưởng khi xuất khẩu lao động tại CHLB Đức
Ngoài thu nhập cao hơn ở trong nước thì người lao động còn được hưởng các chế độ làm việc, bảo hiểm xã hội… bình đẳng như người Đức.
+ Chế độ phúc lợi như người Đức
+ Nghỉ phép hưởng nguyên lương 28-30 ngày/năm.
+ Đóng bảo hiểm xã hội như, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, thất nghiệp…
Ngoài ra:
Cơ hội đón người thân và định cư Đức sau 3-5 năm làm việc.
Cơ hội được đào tạo nâng cao trình độ chuyển đổi vị trí công việc hoặc/và học tập để chuyển đổi công nhận văn bằng tại Đức hoặc đăng ký tham gia các chương trình đào tạo khác miễn phí.
VI. Kết Luận
Như vậy bạn đã biết xuất khẩu lao động Đức có thật hay không. Các bước để xuất khẩu lao động Đức.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại/Zalo: 0919906465
Email: info@vieclamtaiduc.com