Đăng đăng ký tạm trú tại Đức như thế nào?

Hướng dẫn đăng ký tạm trú tại Đức

Một trong những việc đầu tiên bạn cần làm khi sang Đức đó là đăng ký tạm trú. Theo luật của Đức, khi bạn đến Đức, trong vòng 1 đến 2 tuần bạn phải đăng ký tạm trú. Địa điểm đăng ký là ở cơ quan Bürgeramt gần nhất. Chúng tôi hướng dẫn cơ bản các bước đăng ký tạm trú như sau:

Bước 1: Tìm văn phòng đăng ký tạm trú tại nơi mình sống.

tìm kiếm trên google.com

Bạn tìm từ khóa: “Anmeldung + tên thành phố nơi bạn đang ở ” bạn sẽ thấy địa chỉ. Đến phòng đăng ký tạm trú bạn phải điền vào mẫu đăng ký (Meldeschein) và đợi xác nhận cư trú. Đây là một giấy tờ quan trọng, vì vậy bạn hãy giữ nó thật cẩn thận. Nếu lỡ làm mất hoặc làm hỏng, bạn có thể ra Bürgeramt để xin lại tờ mới.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký tạm trú tại Đức.

Những giấy tờ cần thiết phải mang theo:

  1. Hộ chiếu có Visa.
  2. Đơn đăng ký tạm trú (như bước 1).
  3. Hợp đồng thuê nhà (Mietvertrag).
  4. Giấy xác nhận (Wohnungsgeberbestätigungen) của cơ quan địa phương về việc chủ thuê nhà cho bạn thuê và sống trong nhà của họ. Nếu bạn Thuê lại 1 phòng từ 1 người khác (untermiete) mà người đó không phải chủ sở hữu của ngôi nhà thì bạn bắt buộc phải liên hệ với chủ nhà để làm 1 bản hợp đồng xác nhận chủ nhà cho bạn thuê lại. Sau đó, bạn mới có thể làm hợp đồng với người đang thuê nhà và hợp đồng này không liên quan gì đến chủ nhà nữa. 

Các lịch hẹn ở thành phố lớn có thể thường xuyên kín, nên khi có nhà ở nên đặt lịch hẹn để không phải chờ đợi. Các giấy tờ sẵn sàng để in ra đến đúng ngày lịch hẹn mang đi là được. Hoặc bạn đến trực tiếp với hồ sơ sẵn có, nếu bạn ở thành phố nhỏ.

Mẫu đăng ký tạm trú

Lưu ý:

Bạn không phải nộp chi phí đăng ký tạm trú.

Nếu bạn chuyển đến thành phố khác trong vòng 2 tuần, bạn có nghĩa vụ phải thông báo cho phòng tạm trú về sự thay đổi này. Người nước ngoài hay dân bản địa, nếu không thông báo bạn có thể sẽ nhận khoản tiền phạt tới 1000 Euro.

Bạn cần đăng ký tạm trú, phải đăng ký tạm trú bạn mới gia hạn Visa của mình. Không làm kịp thời có thể sẽ ảnh hưởng đến hồ sơ xin định cư dài hạn sau này